Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm B

“Xin cho con được thấy!”. Đó là lời van xin của anh mù, đang ngồi ăn xin bên vệ đường, lối vào thành Giêricô. Đó cũng là lời cầu xin của chúng ta để nhận ra tình thương của Ngài đang ấp ủ đồng hành chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Ngài tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta. Chúa Giêsu là thày Thượng tế vĩnh viễn theo phẩm hàm Menkisêđê sẽ chuyển cầu cho chúng ta trước toà Chúa Cha (Bài đọc II).

Tháng 10 được gọi là tháng truyền giáo, là tháng Giáo hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho việc truyền giáo cũng như nhắc nhở các tín hữu về sứ mệnh truyền giáo của mỗi người đã lãnh nhận bí tích rửa tội. Vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10 Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm B

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống yêu thương bằng sự phục vụ vì phần ích của người khác. Sự ích kỷ và tính toán hơn thua đang làm cho con người không biết rung cảm trước những nỗi đau khổ của tha nhân.

Hơn hết, chính Đức Giêsu đã trở nên mẫu gương sống động về những gì Người dạy bảo: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Rồi Người đã mời các môn đệ cùng chia sẻ sứ vụ của Người: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; Phép Rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên – Năm B

Một bạn trẻ đã đến với Chúa Giêsu và đặt câu hỏi: Thưa Thày, tôi phải làm gì? Bạn trẻ này là đại diện của số đông những người đang đi kiếm tìm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc đời. Quả vậy, cuộc sống là một hành trình liên lỉ kiếm tìm hạnh phúc. Có điều là quan niệm về hạnh phúc nơi mỗi người lại khác nhau. Chàng thanh niên trong Tin Mừng được kể là một người đạo hạnh.

Tuy vậy, Chúa muốn cho anh tiến xa hơn trên con đường trọn lành. Người đặt ra một điều kiện: ai muốn theo Chúa thì phải từ bỏ mọi sự. Khi Người yêu cầu người thanh niên bán hết mọi gia sản, tức là Người đòi hỏi anh phải từ bỏ những gì gắn bó, thậm chí từ bỏ chính bản thân để theo Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXVI Thường Niên – Năm B

Người đời thường có óc bè phái, ích kỷ, bảo vệ quyền lợi và danh dự của nhóm mình, và đố kỵ ganh ghét với những nhóm khác. Phe nhóm làm tha hóa con người, xói mòn lòng tin của người khác và nhất là rất dễ bị ma quỷ lợi dụng. Phương châm của thế gian là “Ai không theo ta tức là nghịch với ta”. Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng nhìn người khác bằng cặp mắt đố kỵ, nhưng hợp tác với những người thiện chí. Phương châm Chúa đưa ra là “Ai chẳng chống đối các con là ủng hộ các con” (x. Mc 9, 40 ).

Mấu chốt của mọi tương quan, có lẽ là đức ái. Đức ái hướng con người đến sự sống. Ngược với đức ái, đó là những hành động hướng con người tới chỗ diệt vong. Vì thế, cuối đoạn Tin Mừng là những lời cảnh báo nghiêm khắc của Chúa Giêsu đối với những cớ vấp phạm

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXV Thường Niên – Năm B

Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay là lời loan báo cuộc khổ nạn lần thứ hai của Chúa Giêsu. Lời loan báo này xem ra không gây chút ấn tượng nào nơi các môn đệ. Thánh Mác-cô đã làm độc giả ngạc nhiên khi ghi lại cuộc tranh cãi của các môn đệ xoay quanh đề tài “ai sẽ là người lớn nhất” vào lúc Chúa Giêsu tiên báo cuộc khổ nạn thập giá.

“Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người”. Đó là lời khẳng định của Chúa, cũng là bài học Chúa muốn dạy cho các môn đệ. Hình ảnh một em bé, Chúa muốn khẳng định, những ai muốn theo Người cần phải sống đơn sơ, phó thác để có thể trở nên môn đệ đích thực của Người. Lý tưởng của Chúa Giêsu hoàn toàn trái ngược với lối suy nghĩ thông thường của con người.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm B

Đoạn Tin Mừng Máccô hôm nay như là bản lề, đánh dấu nửa chặng đường sứ vụ của Chúa Giêsu cùng với các môn đệ, trong đó các môn đệ buộc phải bày tỏ nhận thức của các ngài về căn tính của Đức Giêsu: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (Mc 8,29a). Vậy, Đức Giêsu thật sự là ai trong nhận thức của các môn đệ?

Vậy, Đấng Kitô là ai? Đó là Đấng được Thiên Chúa xức dầu, được sai đi để thi hành thánh ý Chúa Cha, trong đó có cả việc chấp nhận đau khổ và cái chết. Đấng Kitô như thế mới thật sự là Tôi Trung của Thiên Chúa. Một Đấng Kitô không qua khổ giá và cái chết thì không phải là Đấng Kitô theo ý định của Thiên Chúa. Đó chỉ là một Đấng Kitô theo ý của loài người (8,33b).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm B

Trình thuật Chúa Giêsu chữa lành một người vừa điếc vừa ngọng cho thấy hình ảnh một Thiên Chúa đến thật gần, chạm vào những nỗi đau của thân phận con người để giải thoát khỏi nỗi bất hạnh của bệnh tật bằng tất cả tình thương.

Quả vậy, sự đụng chạm của Chúa không chỉ chữa người bệnh khỏi bệnh tật thể lý, mà sâu xa hơn là chữa lành tâm hồn. Lời Chúa Giêsu cầu nguyện “Hãy mở ra” không chỉ là mở tai để nghe, mở miệng để nói, mà là mở tâm hồn để nghe tiếng Chúa, để ca tụng tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. “Hãy mở ra” là lời khai mở một thời mới, thời Thiên Chúa đến viếng thăm và cứu chuộc dân Ngài (x. Lc 1, 68) qua Đức Giêsu,

Đọc tiếp