Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm B

Như Tin Mừng kể lại: Trước khi về Nazareth Chúa đã làm một loạt các phép lạ: dẹp yên bão tố, chữa lành người bị quỷ ám, trị được những chứng bệnh bất trị, và cứu sống cả người chết.

Những phép lạ này là kết quả của một niềm tin mà con người đã đặt ở nơi Chúa, dầu niềm tin ấy chưa được hoàn hảo. Thế nhưng những việc xảy ra ở nơi nọ nơi kia thì lại không thể xảy ra ở Nazareth, quê hương của Chúa dù chỉ là một niềm tin bất toàn cũng không có, cho nên Marcô ghi lại: “Ngài không làm phép lạ nào được”(Mc 6, 5).

Đọc tiếp

Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm B

Một số người đã nhận định đại dịch là hình phạt của Thiên Chúa. Lời Chúa hôm nay khẳng định với chúng ta: không phải vậy. Thiên Chúa không bao giờ là tác giả của sự dữ. Không những thế, Ngài còn là Đấng chữa lành những thương tổn về tinh thần và thể xác của con người.

Thiên Chúa không tạo nên sự ác. Ngài cũng không muốn cho con người phải chết. Tình yêu thương của Thiên Chúa thể hiện qua việc Ngài tạo dựng vũ trụ trời đất và con người. Một tác giả đã viết: yêu thương tức là muốn cho người khác hiệu hữu (Aimer, c’est vouloir que l’autre soit). Chúng ta được hiện hữu trên đời là do kết quả tình yêu thương của Thiên Chúa.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XII Thường Niên – Năm B

Thiên Chúa có hiện hữu không? Nếu có, tại sao Ngài dửng dưng với nỗi thống khổ của con người? Đó là câu hỏi nhiều người thường đặt ra, khi đối diện với đau khổ thử thách trong cuộc đời. Không dễ đưa ra một câu trả lời cho câu hỏi trên. Đau khổ là một thực tại gắn liền với cuộc sống con người. Dù cao sang giàu có đến mấy, con người ta không tránh khỏi đau khổ. Nếu thoát khỏi đau khổ do thiếu thốn vật chất, thì lại vướng vào đau khổ về tinh thần. Lời Chúa hôm nay khẳng định với chúng ta: Thiên Chúa luôn hiện diện giữa con người và Ngài sẽ ra tay cứu giúp họ vào lúc Ngài muốn.

Thiên Chúa không dửng dưng trước nỗi thống khổ của con người. Bằng chứng là Ngài đã sai Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người và chịu khổ hình vì chúng ta. Phó thác cậy trông nơi Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh và mọi thử thách gian nan, đó là lời khuyên của Thánh Phaolô với giáo dân Côrinhtô.

Đọc tiếp

Chúa Nhật XI Thường Niên – Năm B

Cuộc đời này được so sánh như một khu vườn rộng lớn mênh mông, mà mỗi cá nhân là một cây trồng trong thửa vườn đó. Mỗi cây có sắc thái riêng, như vườn hoa muôn sắc. Con người sống trong cuộc đời không ai hoàn toàn giống ai, nhưng mỗi người đều có cá tính, sở thích và tài năng riêng. Nếu cuộc đời giống như một thửa vườn, thì Thiên Chúa là chủ vườn. Ngài vừa là người tạo nên thửa vườn đó, vừa là người chăm sóc cho mọi loài cây cỏ được lớn lên một cách diệu kỳ.

Mỗi chúng ta là một cây trồng trong vườn đời. Mặc cho bão táp mưa sa, mặc cho nắng hè thiêu đốt, mỗi cây trồng đều phải góp phần làm cho cuộc sống xanh tươi, đem lại hoa trái ngọt ngào. Mỗi chúng ta cũng là một cây trồng trong vườn Giáo Hội, để chung tay xây dựng Nước Trời. Nên thánh giữa vườn đời và trong vườn Giáo Hội, đó là sứ mạng của chúng ta.

Đọc tiếp

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Lễ Thánh Tâm bắt nguồn từ những lần Chúa hiện ra với thánh nữ Magarita-Maria Alacoque, là một nữ tu dòng Thăm Viếng từ năm 1673 ở Pháp.

Thánh nữ đã yêu mến nồng nàn Chúa Giêsu Thánh Thể, và trong một lần chị đang chầu Thánh thể, Chúa Giêsu đã hiện ra và cho chị biết những kho tàng ơn thánh và những ước muốn của Thánh Tâm Ngài. Ngài than phiền về sự vô ân của loài người đối với tình yêu vô biên của Ngài. Ngài cũng bảo chị phải làm hết cách để Giáo Hội chấp nhận thiết lập một thánh lễ riêng biệt vào ngày thứ Sáu sau lễ Mình Máu Chúa. Vâng lời Chúa, chị đã tỏ ra cho cha linh hướng biết ý định của Chúa. Ngài ủng hộ hết mình khi biết rằng chính Chúa Giêsu đã muốn như thế.

Đọc tiếp

Lễ Mình Máu Thánh Chúa KiTô – Năm B

Chúa Giêsu đã thiết lập Giao Ước mới trong bữa ăn Vượt Qua, trong những giây phút cuối cùng của Ngài trước khi chịu cuộc thương khó. Ngài đã không tìm kiếm một vật hiến tế nào để thay thế, mà Ngài lấy sự đau khổ, sự hiến dâng chính bản thân để làm của lễ Giao Ước. Giao Ước mới này được dành cho “muôn người”, chứ không dành riêng cho một dân tộc nào.

Giáo hội vẫn nhắc nhớ và hiện thực hóa giao ước này trong Bí tích Thánh Thể, như lời Ngài đã truyền dạy: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19). Chúng ta có thái độ và tâm tình thế nào đối với Bí tích Thánh Thể? Chúng ta có thực sự ý thức sâu xa về ý nghĩa và tầm quan trọng của Giao Ước tình yêu trong Bí tích Thánh Thể cho đời sống thiêng liêng của chúng ta không?

Đọc tiếp

Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi – Năm B

Hôm nay, chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội dâng Thánh Lễ kính thờ Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm cao trọng nhất trong Kitô Giáo: Một Thiên Chúa duy nhất mà có Ba Ngôi riêng biệt, Thiên Chúa Ngôi Cha, Thiên Chúa Ngôi Con và Thiên Chúa Ngôi Thánh Linh. Chúa Cha tạo dựng vũ trụ, Chúa Con Cứu Chuộc muôn dân và Chúa Thánh Linh thánh hóa các linh hồn.

Tin Mừng hôm nay, chính Chúa Kitô, là Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người đã mạc khải cho chúng ta về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, qua thánh lệnh Ngài truyền cho các Tông Đồ: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được Chúa Cha trao ban cho Thầy, vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm Phép Rửa cho họ nhân Cha và Con và Thánh Thần, hãy dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”. Chúa còn phán tiếp: “Thầy hứa sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:19-20).

Đọc tiếp