Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Nếu Chúa Thánh Thần vẫn đang hiện diện và hoạt động, thì ngày lễ Hiện Xuống có ý nghĩa gì? Thưa: ngày lễ này trước hết là lời tuyên xưng Đức tin vào sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống (Kinh Tin kính). Đây là dịp nhắc nhờ cho các tín hữu về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời, trong Giáo Hội và trong tâm hồn người tín hữu. Khi cử hành lễ Hiện Xuống, Giáo Hội cũng kêu cầu Chúa Thánh Thần tiếp tục đổ muôn ơn của Ngài xuống trên Giáo Hội, canh tân cuộc đời, canh tâm Giáo Hội và đổi mới lòng con người. Trong một xã hội còn nhiều gian dối, Giáo Hội kêu cầu Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý; trong một xã hội bị tổn thương do bạo lực và suy đồi luân lý, Giáo Hội kêu cầu Chúa Thánh Thần là Đấng chữa lành; Vào lúc Giáo Hội đang bị tấn công tứ phía, Giáo Hội kêu cầu Chúa Thánh Thần là Đấng Trợ lực. Giáo Hội tin vào hoạt động của Chúa Thánh Thần, như linh hồn của Giáo Hội. Nhờ sự hướng dẫn khôn ngoan của Ngài, Giáo Hội không sợ bị lầm lạc.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Thăng Thiên – Chúa Nhật VII Phục Sinh – Năm B

Việc Chúa về trời trước hết diễn tả vinh quang chiến thắng. Qua sự phục sinh, Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần. Người cũng chiến thắng những cám dỗ của thế gian nhằm lôi kéo Người từ bỏ thực thi ý định của Chúa Cha. Chúa Giêsu về trời, mang theo những dấu tích của cuộc khổ nạn (dấu đinh), như bằng chứng của sự hy sinh tự hiến để thánh ý Chúa Cha được nên trọn.

Việc Chúa Giêsu về trời đánh dấu sự hoàn tất của công trình cứu độ được thực hiện qua biến cố thập giá. Tuy vậy, sự hoàn tất này lại mở ra một giai đoạn mới trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Lịch sử cứu độ đã sang một trang mới kể từ biến cố phục sinh. Nhận được lệnh truyền của Chúa, các môn đệ đã hân hoan ra đi thi hành sứ vụ. Đây là một cuộc lên đường mới, đầy hứng khởi nhiệt tình.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 6 Phục Sinh – Năm B

Ơn Cứu độ thực hiện trong Đức Kitô đã mở ra một thế giới mới. Không còn biên giới, không còn rào cản, không còn phân biệt sắc tộc hay ngôn ngữ. Thế giới mới Chúa Giêsu thiết lập có một ngôn ngữ mới: đó là tình yêu. Tiếp nối lời giáo huấn của Chúa Giêsu trong Chúa nhật trước, lời mời gọi “ở trong Thầy” được nhắc đi nhắc lại, như một điểm nhấn nổi bật. “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Mẫu mực của yêu thương không phải là một vĩ nhân trần thế, nhưng là chính Chúa Giêsu. “Như Thầy đã yêu”, đó chính là cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúa Giêsu đã chứng minh lời dạy này bằng cuộc khổ nạn thập giá.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 5 Phục Sinh – Năm B

Mỗi Chúa nhật trong mùa Phục sinh, Phụng vụ Giáo Hội giới thiệu với chúng ta một khía cạnh, có liên quan đến Đấng Phục sinh. Chúa nhật thứ nhất, Phụng vụ chứng minh với chúng ta: Đức Giêsu đã sống lại thật chứ không phải câu chuyện cổ tích. Chúa nhật thứ hai, Giáo Hội dạy chúng ta xác tín vào Đấng Phục sinh, mặc dù con mắt thể lý không nhìn thấy Người. Chúa nhật thứ ba, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy trở thành chứng nhân của Đấng Phục sinh giữa đời. Chúa nhật thứ bốn, chúng ta suy tư về cuộc khổ nạn của Chúa như một mục tử hy sinh mạng sống vì đàn chiên. Và, hôm nay là Chúa nhật thứ năm của mùa Phục sinh, Phụng vụ nhắc chúng ta: sức sống của Đấng Phục sinh như dòng chảy phong phú nơi mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn tín hữu.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 4 Phục Sinh – Năm B

Phụng vụ Chúa nhật thứ bốn mùa Phục sinh giới thiệu với chúng ta một vị hướng dẫn chỉ đường, đó là Chúa Giêsu với danh xưng “Mục tử nhân lành”. Người hướng dẫn chúng ta đi trên con đường ngay nẻo chính. Người săn sóc chúng ta và luôn đem lại cho chúng ta những điều tốt lành. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa hứa với chúng ta: những ai tin tưởng vào Chúa, sẽ tìm được bình an và ơn cứu rỗi. Người quả quyết: ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Tin vào Chúa Giêsu là tin vào sự dẫn dắt đầy quyền năng và chan chứa yêu thương của Người. Tin cũng là chấp nhận đi theo con đường của Chúa Giêsu, mặc dù phải trải qua gian nan thử thách, nhưng luôn xác tín Chúa đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường đời.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 3 Phục Sinh – Năm B

Việc Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết tưởng chừng như đã rõ ràng và hết tranh cãi sau câu chuyện liên quan đến ông Tôma Điđimô, lại tiếp tục “bùng nổ” ngay trong nội bộ các tông đồ. Quả vậy, đang khi các tông đồ đang hồ hởi kể cho nhau nghe về việc gặp lại Chúa sau khi Người đã từ cõi chết sống lại, thì khi chính Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra đứng giữa họ, các ông lại hết sức hoảng sợ. Có ông lại nghĩ đó là ma. Chúa Giêsu đọc được ý tưởng của các ông và Người đưa ra những dẫn chứng xác thực để chứng minh: “Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?”. Người đã trấn an các ông: “Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực?. Người cũng muốn các ông tin vào việc Người phục sinh, với một niêm xác tín, chứ không phải lý thuyết suông hay những công thức trống rỗng. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu vẫn đang nói với chúng ta: “Sao lại hoảng hốt? Đừng sợ!”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 2 Phục Sinh – Năm B

Bài Tin mừng hôm nay kể lại hai cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Cuộc gặp gỡ thứ nhất vào buổi chiều chính ngày phục sinh; cuộc gặp gỡ thứ hai sau đó tám ngày. Trong cả hai cuộc gặp gỡ này, tâm trạng của các môn đệ đều ngạc nhiên và vui mừng. Các ông ngạc nhiên vì chính các ông đã chứng kiến cái chết của Chúa mà nay Người sống lại; các ông vui mừng vì cuộc gặp gỡ này giúp các ông hiểu rõ hơn sứ mạng của Chúa. Cuộc gặp gỡ thứ nhất không có Tôma; cuộc gặp gỡ thứ hai, Tôma là trung tâm chú ý của mọi người. Nếu có những người xác tín vào sự phục sinh của Chúa, thì lại có những người chưa sẵn sàng để đón nhận tin vui này. Tôma đại diện cho những người chỉ tin khi chứng minh được bằng kinh nghiệm.

Đọc tiếp