Vấn Đề Phá Thai Và Hiếm Muộn

Hai vấn đề lớn trong chăm sóc sức khỏe liên quan chặt chẽ với nhau, và đang là thách thức cho ngành sản khoa hiện nay. Hậu quả của phá thai nhiều lần ấy không thể hiện ngay. Và phải vài năm sau, khi mà những vị thành niên của 5 – 7 năm trước giờ thành những phụ nữ bước vào độ tuổi sinh sản, thực hiện trách nhiệm làm vợ, sau đó làm mẹ. Họ giật mình vì năm xưa cuống cuồng đi phá thai, nay sốt ruột đi chữa vô sinh.

Đọc tiếp

Các Giám Mục Châu Âu Khẳng Định Con Người Không Có Quyền Phá Thai

Ủy ban Hội đồng Giám mục của Liên minh châu Âu (COMECE) lo ngại và lấy làm tiếc trước một loạt tuyên bố trong dự thảo “Nghị quyết của Nghị viện châu Âu về tình trạng sức khỏe và các quyền về sinh sản và tình dục ở châu Âu”, liên quan đến phụ nữ, đồng thời khẳng định con người không có quyền phá thai.

Đọc tiếp

Các Giám mục Ecuador Kêu Gọi Không Phê Chuẩn Luật Phá Thai

“Xin đừng phạm sai lầm tồi tệ khi phê duyệt một luật hợp pháp hóa tội phá thai vì bốn lý do: bạo lực, loạn luân, dị tật và thụ tinh không được phép. Hãy nhớ rằng đứa trẻ chưa sinh, khi còn trong bụng mẹ, đã là một sinh vật sống. Đừng kết án chết trước khi nó được sinh ra! ” Đây là lời kêu gọi của Hội đồng cố vấn của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ecuador (EEC), trước cuộc bỏ phiếu vào ngày 18/9, tại Quốc hội.

Đọc tiếp

Các Giám Mục Anh Phản Đối Tòa Án Buộc Một Thai Phụ Phá Thai Ngoài Ý Muốn

Hôm 21/06, thẩm phán Nathalie Lieven ra lệnh buộc một phụ nữ khuyết tật tâm trí đang mang thai 22 tuần phải phá thai, bất chấp sự phản đối của phụ nữ này và sự đảm bảo của gia đình rằng họ sẽ chăm sóc đứa trẻ.

Thai phụ là người gốc Nigeria và gia đình theo Công giáo. Cô bị cho là tâm trí chỉ phát triển như một đứa trẻ từ 6 đến 9 tuổi. Bác sĩ của thai phụ cho rằng phá thai là điều tốt nhất cho cô vì điều đó sẽ ít gây chấn thương hơn so với việc sinh con và chăm sóc đứa trẻ. Nhưng các nhà hoạt động xã hội tin rằng đánh giá này không hoàn toàn đúng về khả năng của thai phụ trẻ.

Đọc tiếp

Tòa Thánh Tái Phê Bình Dịch Vụ Phá Thai Cho Di Dân

Tòa Thánh ủng hộ dự thảo của tổ chức Sức khỏe thế giới săn sóc sức khỏe cho người di dân và tị nạn nhưng đồng thời phê bình những điều khoản về việc phá thai và các dịch vụ phá thai cho những người này.

Đức TGM Ivan Jurkovíc, người Sloveni, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại các tổ chức LHQ ở Genève, Thụy Sĩ, bày tỏ lập trường trên đây trong bài tham luận hôm 27-5 vừa qua tại khóa họp thứ 72 của tổ chức Sức Khỏe thế giới về việc ”Thăng tiến sức khỏe cho người di dân và tị nạn”, nhóm tại Genève. Khóa họp chuẩn bị dự thảo chương trình hành động toàn thế giới từ 2019 đến 2023.

Đọc tiếp

Các Giám Mục Hàn Quốc Phản Đối Việc Sửa Luật Về Phá Thai

Các giám mục Hàn Quốc bày tỏ sự “hối tiếc sâu sắc” đối với quyết định của Tòa hiến pháp đi ngược với luật cấm phá thai. Khoản luật cấm phá thai đã được thông qua năm 1953 và vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, hôm 11/4 vừa qua, Toà hiến pháp đã thông qua án lệnh xem “việc cấm chấm dứt thai kỳ tự nguyện là vi hiến”. Theo quy định hiện hành, phụ nữ có thể bị phạt và bị cầm tù vì phá thai, ngoại trừ các nạn nhân của bạo lực, loạn luân hoặc bị đe dọa tính mạng. Tòa án yêu cầu viết lại luật này vào năm 2020.

Tuyên bố viết: “Phá thai là một tội vì giết chết một sự sống vô tội trong bụng mẹ dù bất cứ lý do gì: đây là giáo huấn của Giáo hội Công giáo, và không thể biện minh cho một thực hành như thế”.

Đọc tiếp

“Quyền Phá Thai” Coi Thường Các Tiêu Chuẩn Luân Lý Và Luật Pháp

Đức tổng GM Bernardito Auza nhận định rằng “quyền phá thai” bất chấp các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý trong các điều luật quốc gia và phân tán các nỗ lực giải quyết các nhu cầu thực sự của các bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là những người chưa được chào đời.

Ngài nói tiếp: “Khi đề nghị rằng sức khỏe sinh sản bao gồm quyền phá thai, là vi phạm rõ ràng ngôn ngữ của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, bất chấp các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý trong các điều luật quốc gia …”.

Đọc tiếp