Niềm Hy Vọng Chữa Lành

Di sản thương tích gây ra nơi ta khiến ta có thể cảm thấy như đang phải mang vác gánh nặng nề. Làm thế nào chúng ta có thể cảm nhận được năng lượng sẵn sàng sống hết lòng trong những tương giao lành mạnh? Chúng ta có thể làm gì để chúng ta sẽ không gây thương tích cho những người mà chúng ta quan tâm chăm sóc? Có cách nào để chữa lành vết thương mà ta đã thừa hưởng từ gia đình không?

Đọc tiếp

Tháng Hoa Thời Đại Dịch

Tháng Hoa của những năm đầu thế kỷ 20 được ghi dấu đặc biệt với sự kiện Đức Mẹ lần đầu tiên hiện ra với ba trẻ làng Fatima vào ngày 13-5-1917. Hai trong số ba trẻ này đã được Mẹ Maria tiên báo là sẽ sớm được đưa về thiên đàng nếu biết siêng năng lần hạt Mân Côi, và quả thực, lần lượt trong năm 1919 và năm 1920, Francisco và Jacinta đã qua đời vì dịch Cúm Tây Ban Nha – một trong những đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử, kéo dài từ đầu năm 1918 đến cuối năm 1920 – đã làm cho khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới nhiễm bệnh, dẫn đến khoảng 50 đến 100 triệu ca tử vong 

Đọc tiếp

Covid-19: Cần Lắm Thay Một Sự Liên Đới!

Covid-19 quả là nguy hiểm và thật đáng sợ! Nó khiến bao người lo lắng và bất an. Người ta có thể nhìn dịch bệnh lần này dưới nhiều góc cạnh khác nhau, thậm chí có người còn thắc mắc xem liệu đó có phải là án phạt mà Thiên Chúa dành cho con người hay không. Nhờ ánh sáng của Chúa Phục Sinh, tôi thấy rõ hơn tầm quan trọng của tình liên đới trong cơn dịch bệnh; nhất là trong một xã hội mà người ta đang bị cám dỗ chạy theo xu hướng phớt lờ người khác.

Đọc tiếp

Dịch Corona Và Kỳ Nghỉ Sa-Bát Của Mẹ Thiên Nhiên

Từ trên sân thượng của toà nhà, tôi nhìn bao quát xuống thành phố Roma. Nét đặc trưng lúc này chính là sự vắng lặng của hoạt động con người. Các đường phố hầu như yên ắng hoàn toàn, ngoại trừ lác đác một vài chuyến xe buýt, hay ở các ngõ ngách có mấy người vô gia cư đang chia sẻ đồ ăn cho nhau. Nhưng chính trong sự lặng lẽ đó, tôi thấy thiên nhiên nơi đây như đang hít một hơi thở thật sâu và dài để hồi sức và tự chữa lành các vết thương sau những tháng ngày mệt mỏi và bị tàn phá.

Đọc tiếp

Đời Sống Thánh Hiến Tại Việt Nam 40 Năm Qua: 1975-2015

Trong một buổi họp mặt tu sĩ Việt Nam tại Rôma, lúc gặp nhau chào hỏi, vài người quen biết nhắc chuyện tôi ở tù, một nữ tu rất trẻ, thuộc thế hệ “cháu ngoan Bác Hồ” sau 1975, tròn mắt nhìn tôi và hỏi: “Cha ở tù thật hả cha? Hồi nào? Sao vậy?” Mới 30 năm qua đi, thế hệ trẻ đã không biết gì về cái thời mà các bậc “đàn anh, đàn chị” phải dò từng bước để tiếp tục sống và phát triển đời sống thánh hiến trên quê hương Việt Nam.

Đọc tiếp

Giá Trị Cao Quý Của Ngành Y, Đừng Đánh Mất Lần Nữa!

Việc cộng đồng xã hội nhanh chóng thay đổi thái độ từ bất mãn sang trân trọng, yêu mến và biết ơn giới y khoa cho thấy lâu nay dân chúng (ít là một bộ phận lớn) vốn không hề đánh mất tâm thức về tương quan nhân văn với giới y khoa. Những định kiến và bất mãn nảy sinh lâu nay vốn chỉ là kết quả của những tổn thương, mà xu thế thương mại hoá ngành y khoa đã trót gây ra cho dân chúng.

Đọc tiếp

Tâm Sự Của Nhà Thờ Khi Vắng Giáo Dân

Vậy là mấy tuần lễ nay chúng ta không thể nào gặp nhau đông đủ. Chúng ta cũng chưa biết khi nào nghi thức phụng vụ, thánh lễ được cử hành trở lại trong ngôi thánh đường này. Đó không chỉ là thời gian dài mong mỏi đối với các bạn. Với tôi cũng thế. Đó là nỗi buồn vô tận mà một thánh đường như tôi đang phải trải qua. Dù là những thánh đường nguy nga tráng lệ, hay những nhà thờ đơn sơ nhỏ bé, tất cả chúng tôi đều chung nỗi buồn miên man đó. Một mình tôi với Thiên Chúa trong nhà tạm. Nhìn cha xứ với vài người giúp lễ cử hành phụng vụ, lòng tôi đau lắm!

Đọc tiếp