Tính Hiện Sinh Trong Vụ ‘Bán Chúa’ Của Giu-Đa?

Cuộc chiến người ‘giữ túi tiền’ dẫn tới cơ hội ‘bán Chúa’. Với tư cách là quản lý, Giu-đa cũng bận tâm trong việc xoay xở, giao lưu để có vốn liếng, trăm thứ phải lo cho các sinh hoạt thường nhật của Thầy Trò, đặc biệt trong mỗi dịp lễ. Như người ta thường nói: Tiền là nô lệ tốt và là ông chủ tồi. Có lẽ trong tư cách của mình, thay vì chọn Chúa thì ông đã biến thái lao đầu chọn việc của Chúa lúc nào không hay. 

Đọc tiếp

Từ Đại Dịch Corona, Nghĩ Về Thân Phận Di Dân Của Nhân Loại

Có nhiều cách để nhìn về lịch sử thế giới, và một trong số đó là nhìn theo sự dịch chuyển của con người. Nếu nhìn ở góc độ đó, lịch sử của thế giới cũng là lịch sử của di cư. Trong nhiều lý do dẫn đến di cư, chúng ta có thể nói một cách tương đối rằng mẫu số chung chính là sự bất ổn hay tính bấp bênh. Người ta di cư vì nơi ở của mình đang có xung đột, chiến tranh, loạn lạc, hay đang gặp những thiên tai, những rủi ro nào đó; người ta cũng có thể di cư vì chỗ của mình thiếu những nguồn lực để phát triển thịnh vượng. Vì vậy, dù hầu hết mọi người đều muốn được ‘an cư lạc nghiệp’, nhưng điều kiện bất ổn của quê hương khiến họ phải ra đi về miền đất khác.

Đọc tiếp

Kiến Tạo Không Gian Thánh Trong Khi Tham Dự Thánh Lễ Online

Thánh lễ là “hành vi cao cả được thực hiện để tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa con người” (Hiến chế về Phụng vụ thánh, Sacrosanctum Concilium, số 7). Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, vì đại dịch virus Covid-19, các nhà thờ phải đóng cửa. Người tín hữu không thể tham dự thánh lễ tại các ngôi thánh đường như thường lệ, thay vào đó, họ phải tham dự thánh lễ online. Câu hỏi được đặt ra là, đâu là thái độ mà người Ki-tô hữu cần có để có thể tham dự thánh lễ online một cách sốt sắng?

Đọc tiếp

Lễ Lá Không Lá

Giáo hội đang bước vào Tuần Thánh, đỉnh điểm của Năm Phụng Vụ đánh dấu bằng Tam Nhật Vượt Qua tưởng niệm Cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Đây là thời gian chuyển tiếp giữa Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. Mọi năm, các tín hữu Công Giáo Việt Nam nô nức chuẩn bị và long trọng cử hành Chúa Nhật Lễ Lá như ngày “khai hội” mở đầu cho một tuần lễ được xem là bận rộn nhất của các cộng đoàn xứ đạo khắp cả nước. Năm nay, niềm hân hoan của ngày đại lễ mừng Chúa sống lại dường như có chút gì trì hoãn vì chưng cả nhân loại đang còn khoác trên mình màu tím thê lương của đại dịch Covid-19 và còn đó lời mời gọi sám hối trong chay tịnh và nước mắt.

Đọc tiếp

Rước Lễ Thiêng Liêng: Tính Thần Học Và Niềm An Ủi Từ Chúa Kitô

Giáo hội đã trải qua nhiều giông bão trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Chiến tranh, dịch bệnh, đói khổ, bách hại – tất cả đã in sâu trong ký ức của Mẹ Giáo Hội, tạo nên sự khôn ngoan lâu đời và khơi lên những quan tâm mục vụ.

Một trong những ý niệm tài tình, hình thành từ những thử thách, chính là việc rước lễ thiêng liêng. Thần học của việc rước lễ thiêng liêng cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về chính bản chất của Bí tích Thánh Thể.

Đọc tiếp

Những Nhân Đức Đỡ Nâng Chúng Ta Trong Thời Khủng Hoảng Này

Thánh Carôlô Bôrômêô nhắc nhở chúng ta rằng, thời kỳ khủng hoảng là lúc để người Công giáo kết hợp thực sự với Chúa Kitô để chiếu sáng thế gian.

Trận đại dịch năm 1576 đã đe dọa thành phố Milan, phía bắc nước Ý, và cuối cùng cướp đi 25.000 sinh mạng. Chính quyền dân sự đã trốn khỏi thành phố vì sợ hãi. Tổng giám mục của Milan bấy giờ, thánh Carôlô Bôrômêô, đã tiếp quản và đảm bảo với dân thành rằng, ngài không bỏ rơi họ, và cùng với các linh mục từ các giáo xứ và dòng tu, bắt đầu quan tâm đến nhu cầu vật chất và tinh thần của dân chúng.

Đọc tiếp

Lễ Truyền Tin: “Ở Cùng”

Kinh Truyền Tin hay còn gọi là Kinh Thiên Sứ (The Angelus) bản chất đã là một lời kinh thấm đượm tình liên đới vì nó được hình thành nhằm mục đích giúp giới bình dân liên kết với nhau xin ơn bình an và an toàn [2]. Việc Đức Giáo Hoàng nguyện Kinh Truyền Tin chung với các tín hữu mỗi ngày Chúa Nhật bấy lâu nay cũng đã trở nên biểu tượng sống động cho tình liên đới hiệp nhất giữa chủ chăn và đoàn chiên trong Hội Thánh. Nay ý nghĩa liên đới mà Kinh Truyền Tin chứa đựng như càng trở nên rõ nét hơn khi Đức Phanxicô khích lệ chúng ta trung thành sử dụng kinh nguyện này như một phương thế hữu hiệu nhằm bày tỏ sự gần gũi, đồng cảm và khích lệ của chúng ta đối với các nạn nhân của dịch bệnh Covid-19.

Đọc tiếp