Rước Lễ Thiêng Liêng: Tính Thần Học Và Niềm An Ủi Từ Chúa Kitô

Giáo hội đã trải qua nhiều giông bão trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Chiến tranh, dịch bệnh, đói khổ, bách hại – tất cả đã in sâu trong ký ức của Mẹ Giáo Hội, tạo nên sự khôn ngoan lâu đời và khơi lên những quan tâm mục vụ.

Một trong những ý niệm tài tình, hình thành từ những thử thách, chính là việc rước lễ thiêng liêng. Thần học của việc rước lễ thiêng liêng cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về chính bản chất của Bí tích Thánh Thể.

Đọc tiếp

Những Nhân Đức Đỡ Nâng Chúng Ta Trong Thời Khủng Hoảng Này

Thánh Carôlô Bôrômêô nhắc nhở chúng ta rằng, thời kỳ khủng hoảng là lúc để người Công giáo kết hợp thực sự với Chúa Kitô để chiếu sáng thế gian.

Trận đại dịch năm 1576 đã đe dọa thành phố Milan, phía bắc nước Ý, và cuối cùng cướp đi 25.000 sinh mạng. Chính quyền dân sự đã trốn khỏi thành phố vì sợ hãi. Tổng giám mục của Milan bấy giờ, thánh Carôlô Bôrômêô, đã tiếp quản và đảm bảo với dân thành rằng, ngài không bỏ rơi họ, và cùng với các linh mục từ các giáo xứ và dòng tu, bắt đầu quan tâm đến nhu cầu vật chất và tinh thần của dân chúng.

Đọc tiếp

Lễ Truyền Tin: “Ở Cùng”

Kinh Truyền Tin hay còn gọi là Kinh Thiên Sứ (The Angelus) bản chất đã là một lời kinh thấm đượm tình liên đới vì nó được hình thành nhằm mục đích giúp giới bình dân liên kết với nhau xin ơn bình an và an toàn [2]. Việc Đức Giáo Hoàng nguyện Kinh Truyền Tin chung với các tín hữu mỗi ngày Chúa Nhật bấy lâu nay cũng đã trở nên biểu tượng sống động cho tình liên đới hiệp nhất giữa chủ chăn và đoàn chiên trong Hội Thánh. Nay ý nghĩa liên đới mà Kinh Truyền Tin chứa đựng như càng trở nên rõ nét hơn khi Đức Phanxicô khích lệ chúng ta trung thành sử dụng kinh nguyện này như một phương thế hữu hiệu nhằm bày tỏ sự gần gũi, đồng cảm và khích lệ của chúng ta đối với các nạn nhân của dịch bệnh Covid-19.

Đọc tiếp

Đức Cha Robert Barron: Virus Corona Và Việc Cách Ly Trong Phòng Một Mình

Blaise Pascal từng nói: “Tất cả các vấn đề của loài người đều xuất phát từ việc người ta không có khả năng ngồi yên trong phòng một mình.” Nhà triết học vĩ đại của thế kỷ 17 này cho rằng hầu hết chúng ta đều để mình lãng phí thời gian vào một loạt các trò tiêu khiển (có khi chệch hướng) thay vì tập trung vào những gì thực sự là quan trọng. Hãy nhớ rằng, trước khi khoa học vật lý nổi lên thì những người giỏi nhất và thông minh nhất trong truyền thống trí tuệ phương Tây đã dấn thân vào các lĩnh vực triết học, thần học và tâm linh.

Đọc tiếp

Cho Tôi Xin Chút Nước (Ga 4,7) – Từ Thao Thức Về Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ai ngờ rằng có một ngày vùng đất được chúc phúc của Đồng Bằng Sông Cửu Long lại lên tiếng kêu khát. Đất mẹ thiếu nước, trở nên khô cằn nứt nẻ. Những đồng lúa úa màu héo khô vì không đủ nước. Những vườn cây trái còi cọc ủ rũ vì ngập mặn. Những con người sinh ra, lớn lên, vùng vẫy trên sông nước, giờ phải đi bòn nhặt từng thùng từng xô nước ngọt. Nguyên nhân vì đâu?

Đọc tiếp

Dịch Virus Covid-19 Có Phải Là Dấu Chỉ Của Thời Đại?

Nhiều người có thể ngạc nhiên: Vì sao trước đại dịch virus Corona, Giáo Hội Công Giáo thường mời gọi tín hữu tin vào Thiên Chúa? Đó là thái độ cần thiết, bởi trải qua dòng lịch sử với nhiều biến cố, Giáo Hội nhận ra được dấu chỉ của thời đại (the signs of the times). Nơi đó, Giáo Hội đọc thấy những thông điệp Thiên Chúa đang nói với con người. Trước diễn biến phức tạp của virus Covid-19 đang bùng phát mạnh hơn trên toàn cầu, chúng ta thử xem đó có phải là dấu chỉ của thời đại.

Đọc tiếp

Tin Mạo Danh Và Vấn Đề Đặt Ra Cho Truyền Thông Công Giáo Việt Nam

Trong mấy tuần vừa qua, kể từ khi dịch corona hoành hành, trên mạng xã hội lan truyền một bản tin giả mạo di chúc của Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II. Với những điểm sai lạc và đầy tính đe doạ của bản di chúc, chắc hẳn tác giả của nó cố ý gây nên sự hoang mang sợ hãi cho người đọc, trong thời điểm cả thế giới đang lo lắng trước dịch bệnh. Nó cũng đồng thời gây nên những cách hiểu lệch lạc cho đức tin của các tín hữu, và cho cả những người ngoài Ki-tô giáo.

Đọc tiếp