Mùa Vọng Là Thời Gian Để Truyền Giáo Và Loan Báo Niềm Vui Giáng Sinh

Chúng ta không thể chấp nhận việc vật chất hóa ngày lễ Giáng Sinh. Chúng ta có trách nhiệm với anh chị em của chúng ta; chúng ta có trách nhiệm đối với Tin Mừng mà Thiên Chúa đã giao phó cho chúng ta. Chúng ta phải truyền giáo. Đó không phải là tùy chọn, nó là một bổn phận. Đặc biệt là trong thời gian của Mùa Vọng này. Thiên Chúa sai các thiên thần đến với những người chăn chiên, để nói với họ rằng: Đấng Cứu Độ đã được sinh ra cho họ. Hôm nay, Ngài cũng sai họ đến với chúng ta.

Đọc tiếp

Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội Soi Sáng Mùa Vọng Của Chúng Ta

Trước khi tự giới thiệu mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 25/3/1858, Người thiếu nữ đã nở một nụ cười cho Bernadette chiêm ngắm như là con đường thích hợp nhất dẫn vào mầu nhiệm của Bà. Nụ cười của Đức Trinh Nữ Maria cho chúng ta biết gì về mầu nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội? Nụ cười đó soi dẫn Mùa Vọng, là thời gian tỉnh thức và tin tưởng chờ mong Đấng Cứu Thế như thế nào? Làm sao đó là dấu chỉ của niềm hy vọng?

Đọc tiếp

Bài Chia Sẻ Mục Vụ: Này Là Vua Các Người (Ga 19,14)

Trong dòng lịch sử cũng như trong xã hội, chúng ta chỉ là những đoàn chiên bé nhỏ. Thế nhưng, nếu nhìn vào hướng dẫn trong linh đạo của thánh Gioan, chúng ta càng hết sức ngỡ ngàng. Bởi vì chúng ta khám phá ra chân lý: chính Chúa Giêsu, Đấng chúng ta tin và tôn thờ, Đấng chúng ta rao giảng và làm chứng bằng suốt cả đời sống chúng ta, Ngài là Vua vũ trụ. Kể từ biến cố lịch sử khi Philatô công bố: “Này là Vua các người”. Và khi Thập Giá Chúa Giêsu được dựng lên có tấm biển viết bằng tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh và tiếng Do Thái, mà truyền thống của Hội Thánh cắt nghĩa rằng: Ngài là Vua không những về mặt tôn giáo, văn hóa, mà là Vua vũ hoàn.

Đọc tiếp

Xét Mình Trong Việc Sử Dụng Mạng Xã Hội

Mạng xã hội vẫn có đó, nhưng chúng ta không thể nhìn nó chỉ như chuỗi các ứng dụng hoặc chỉ là một nguồn thông tin giải trí. Liệu rằng chúng có đang trở thành một kênh trung gian để con người kinh nghiệm thực tại cuộc sống hay không? Linh đạo I-Nhã rất quan tâm tới cách thức chúng ta kinh nghiệm thực tại vì đó là nơi Thiên Chúa hiện diện, nơi dân Chúa hiện diện và nơi công trình tạo dựng của Thiên Chúa tiếp tục hé mở và bộc lộ. Chúng ta có thể thấy mình như lạc mất trong những màn hình to nhỏ, khiến ta mất kết nối với chính mình, với thân xác mình và sự hiện diện của ta trong thế giới tạo dựng. Vì thế, một lời mời gọi để chất vấn chính mình và với nhau trong việc sử dụng phương tiện là cần thiết.

Đọc tiếp

Mong Manh Phận Người

Trong nhịp sống đang quay cuồng hối hả, khi vừa phải ứng phó với dịch bệnh Covid 19, vừa phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh của những tháng cuối năm, và trên con đường đang tấp nập dòng người ngược xuôi đó, bỗng từ xa vọng về những giai điệu quen thuộc của bài thánh ca “Cát Bụi Hư Vô” của Nữ tu nhạc sĩ Trầm Hương: “Bao năm lo toan trong cuộc đời. Bao năm lênh đênh trên dòng đời. Nào có biết đâu giờ đây ta trở về cát bụi hư vô,” chợt khiến lòng người lặng lẽ, trầm tư giữa những cơn gió se lạnh của đất trời tháng 11. Tác giả viết nên bài hát như một lời nhắn nhủ cho những người đang bước trên hành trình nhân sinh:

Đọc tiếp

Bao Giờ Mới Bắt Đầu “Nở Hoa Hy Vọng” – Suy Tư Về Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI

Chỉ còn một ngày nữa, ngày 10.10, Giáo Hội Công Giáo sẽ cử hành một “biến cố trọng đại”, như “tài liệu chuẩn bị”[1] đã nêu ngay trong những dòng đầu tiên: “Giáo Hội Chúa được triệu tập họp Thượng hội đồng. Tiến trình Thượng Hội đồng chọn chủ đề “Hướng đến một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ”, sẽ long trọng khai mạc vào ngày 9-10 tháng 10 năm 2021 tại Rôma và vào ngày 17 tháng 10 tiếp theo tại các Giáo hội địa phương”[2].

Đọc tiếp

Gia Đình, Tiếng Gọi Thân Thương Trong Đại Dịch

Thăm hỏi nhau là một điều gì đó ‘xa xỉ’ trong mùa dịch, vì hành vi này có thể mang mầm bệnh đến cho người khác. Nhiều khi không thăm hỏi lại là đang làm điều tốt cho nhau. Nghịch lý ấy làm cho ta thấy rằng, chúng ta đã bỏ sót nhiều cơ hội viếng thăm, ở cạnh nhau, chưa coi trọng sự hiện diện và cơ hội được ở bên nhau trước khi Covid đến. Nhiều khi ở bên nhau nhưng tâm hồn xa cách nhau, hoặc nhiều khi ở chung trong một gia đình mà không cảm nhận được niềm vui và sự hiện diện của nhau. Đúng là có xa nhau mới thấy nhớ, có mất đi thứ gì đó mới biết trân trọng nó.

Đọc tiếp