Trong Sự Đau Khổ, Sự Sống Ngời Sáng Hơn


TRONG ĐAU KHỔ, SỰ SỐNG NGỜI SÁNG HƠN

ĐGH Phanxicô đã nói rằng “Các chuyên gia về sức khoẻ là ‘sự nhân cách hoá đích thực’ của lòng thương xót” trong bài phát biểu với các Tổ chức Y tế của Tây Ban Nha và Châu Mỹ Latinh tại hội trường Clementine ở Vatican. ĐGH cũng nói rằng việc bày tỏ lòng biết ơn đối với những con người tận tuỵ và chuyên tâm với những người đau khổ thì thật là hợp với Năm Thánh Lòng Thương Xót

ĐTC cho rằng căn tính của một thầy thuốc không chỉ dựa trên những kỹ năng mà chủ yếu trên thái độ cảm thông và xót thương của người ấy với những ai đang đau khổ về thể chất và tinh thần. Lòng thương cảm chính là hinh hồn của của y học và lòng thương cảm không phải là sự tội nghiệp, nhưng phải là đồng lao cộng khổ.

ĐTC nói tiếp rằng: không phải chúng ta luôn nhận được lòng thương cảm nhờ có được nền văn hoá cá nhân và kỹ thuật cao bởi vì đôi lúc điều đó được xem như là một sự nhục mạ. Thậm chí, khi có ai đó viện cớ thương cảm để che dấu một việc giết người. Lòng thương cảm chân chính không loại ra bên lề, nhục mạ hoặc loại trừ và không cử hành việc giết chết một bệnh nhân. Không, bởi vì đó chính là chiến thắng của tính vị kỷ, của ‘nền văn hoá mì ăn liền’ khước từ những con người không đáp ứng được một tiêu chuẩn nào đó về sức khoẻ, sắc đẹp hoặc tính hữu dụng

ĐTC Phanxicô nói rằng “Sức khoẻ là một trong những tặng phẩm quí giá nhất và mọi người đều ước mong nhận được. Truyền thống Thánh Kinh luôn đề cao sự gần gũi giữa cứu độ và sức khoẻ mà chính các giáo phụ của Hội Thánh dùng để gợi đến Chúa Kitô và công trình cứu chuộc của Ngài: Christus Medicus (Thầy Thuốc Kitô). Ngài là Đấng Chăn Chiên Lành săn sóc những con chiên bị thương tích và ủi an những con chiên ốm yếu (x. Ez 34, 16), Ngài là người Samaritanô nhân hâu động lòng thương xót, đã không làm ngơ bước qua người bị thương tích nằm bên đường, Ngài cứu chữa và phục vụ (x. Lc 10, 33-34). Truyền thống y tế Kitô giáo luôn được dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu gợi hứng. Truyền thống này minh chứng tình yêu của Con Thiên Chúa là Đấng đã sẵn lòng làm những điều thiện hảo và chữa lành hết mọi kẻ bị áp bức” (Cv 10, 38). Việc thực hành y tế sẽ tốt đẹp biết bao khi nghĩ được rằng bệnh nhân chính là người láng giềng thân cận của chúng ta, là thịt và máu, và là mầu nhiệm thân thể của chính Chúa Kitô được phản ảnh nơi thân thể thương tích của Ngài. “Mỗi khi anh em làm những việc này cho một trong những người anh em (bé mọn) của Ta, là đang làm cho chính Ta” (Mt 25, 40)

ĐTC nói tiếp rằng lòng thương cảm là lời đáp trả thích hợp nhất cho giá trị bao la của bệnh nhân, một lời đáp trả được thực hiện với lòng kính trọng, thấu hiểu và dịu dàng bởi vì giá trị thánh thiêng của đời sống mỗi bệnh nhân không bị mất đi, cũng không bị làm cho mờ tối, nhưng được chói ngời hơn ngay chính trong nỗi khổ đau và sự vô dụng của bệnh nhân. Chúng ta có thể hiểu được điều này khi Thánh Camilo de Lellis cho rằng hãy biết chăm sóc bệnh nhân bằng sự kính trọng. “Hẵy đặt nhiều tâm tình hơn vào đôi tay của họ. Sự mong manh, đau đớn và bệnh tật là thử thách nặng nề cho hết mọi người, bao gồm cả đội ngũ những thầy thuốc, là một lời mời gọi sự kiên nhẫn, đồng cam cộng khổ khiến người ta không thể nghiêng về cám dỗ muốn làm cho nhanh, cho rồi việc và những giải pháp quyết liệt do lòng thương cảm giả dối hoặc do những nguyên tắc hiệu quả hay tiết kiệm giá cả. Hãy dùng phẩm giá đời sống con người, lấy phẩm giá của ơn gọi y tế làm chỗ dựa.

Để kết thúc bài nói chuyện, ĐGH Phanxicô đã đoan chắc với những người đang hiện diện rằng Ngài cảm kích với những nỗ lực mỗi ngày của họ để đồng hành, dưỡng nuôi và tôn vinh ân huệ bao la của con người. ĐTC xin cầu nguyện cho tất cả những người đang hiện diện và cũng nài xin họ đừng bao giờ ngưng cầu nguyện cho chính Ngài.

 

Linh mục Phêrô Hoàng Gia Thành

Trích dịch từ bài tường thuật

“Pope Francis: in suffering, life shines with more splendor”

của Alexander MacDonald trong Vatican Radio,

ngày 09/6/2016 – nguồn: vatican.va